Đất nước Việt Nam
Phong tục tập quán
Tôn giáo tín ngưỡng
Lễ hội trò chơi dân gian
Kiến trúc mỹ thuật
Nghệ thuật biểu diễn
Sổ tay du lich
Mẹo du lịch tới những nước lệch múi giờ
Bí quyết chụp ảnh pháo hoa đẹp
Kinh nghiệm du lịch đi bộ - walking tour
Những điều đừng bỏ lỡ
Những điều cần ghi nhớ
 
Phong tục tập quán
Tục cưới hỏi của một số dân tộc
Tục cưới hỏi ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Đặc biệt hơn cả là tục cưới hỏi của đồng bào Ê Đê và La Hủ..
Tục cưới hỏi của đồng bào Ê Đê

Mùa xuân, có dịp lên vùng cao thăm đồng bào Ê Ðê, bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị. Ví như "lệ" cưới hỏi của trai gái thuộc dân tộc này.

Người Ê Ðê có một cách làm đẹp riêng. Trai gái đến tuổi trăng rằm - 15, 16 tuổi - phải cà 6 chiếc răng cửa của hàm trên. Ðây là tục lệ bắt buộc, không bạn trẻ nào có thể chối từ. Một chiếc vòng tay được xem như "giấy chứng nhận", trao cho bạn trẻ vừa cà răng xong, và từ đó họ có quyền tự do "tìm hiểu".

Dân tộc này có tục ở rể. Các cô gái phải tự đi kiếm chồng và chịu phí tổn toàn bộ tiền cưới. Một cô gái đã "nhằm" một chàng trao nào đó, thì nhờ ông "mối" đem chiếc vòng đồng sang nhà trai để hỏi chồng. Chàng trai thấy "ưng bụng" thì sờ tay vào chiếc vòng đồng ấy, rồi làm lễ nhận vòng. Vậy là, sự "ràng buộc" giữa hai nhà đã có sợi dây thân thiết. Ðể tìm hiểu cô dâu được kỹ càng, nhà trai có thể "đem" cô gái về ở nhà mình.

Tổ chức lễ cưới ở họ nhà gái. Tất nhiên phải có lợn và rượu. Con lợn được mổ để lấy máu thoa vào chân cô dâu, chú rể, rồi cúng tổ tiên cầu cho hai trẻ được sống hạnh phúc. Tiếp đó, ông "mối" xúc cho cô, cậu mỗi người hai miếng cơm và ba chén rượu. Tất cả mọi người có mặt đều ăn một miếng thịt và một miếng ruột lợn. Ông trưởng họ cầm chiếc vòng đồng, cô dâu, chú rể sờ tay vào chiếc vòng đó, "tiết mục" này kết thúc lễ cưới.

Sau ba ngày, đôi bạn trẻ về nhà chồng lấy các thứ tư trang, dụng cụ sản xuất về nhà gái, để vợ chồng cùng làm ăn. Người Ê Ðê coi ngoại tình là một tội nặng, vì sự việc không đẹp này gây nên mùa màng bị thất thu cho cả buôn làng. Bởi vậy, kẻ ngoại tình phải phạt một con lợn trắng, hai cái bát đồng, để làm lễ tế đất. Tế xong, bắt hai người trích máu ở đầu ngón tay để uống, rồi xuống suối tắm cho sạch.

Tục lệ cưới xin của dân tộc La Hủ

Mời bạn lên vùng cao phía Bắc, thăm bà con dân tộc La Hủ thuộc tỉnh Lai Châu. Tục lệ cưới xin ở đây có nét đẹp riêng. Tháng 11, 12 hàng năm - là dịp tết của người La Hủ - cũng là mùa cưới của các đôi trai gái yêu nhau. Chàng trai tìm hiểu cô gái, đã tới độ "chín muồi", anh có thể tới nhà cô gái ngủ một vài tối. Tục lệ cho phép anh, chị có thể ngủ chung giường.

Lễ na-nhí, tức lễ dạm hỏi như vùng xuôi, thường vào buổi tối. Ông "mối" cùng bố mẹ và anh em nhà trai sang nhà gái để "có lời". Lễ vật là rượu và một thứ "quà quý" của rừng - ("quà quý" này nhất thiết phải có thịt sóc rừng). Qua trò chuyện, nhà gái thấy bằng lòng thì hai bên cùng uống rượu, nhắm thịt sóc.

Sau lễ dạm là lễ hỏi, hai lễ này cách nhau khoảng bảy, tám ngày. Theo tục lệ, lễ hỏi gồm hai chai rượu và số con sóc phải là số chẵn chứ không được số lẻ, chừng 6 đến 8 con. Nhà trai phải "tuân theo" số lượng con sóc của nhà gái: 6 hoặc 8 con, vì theo lệ từ xưa, số sóc không được ít hơn 4 nhưng cũng không được nhiều hơn 8. Người làm mối trong lễ hỏi còn là người "đầu bếp", tự tay làm thịt sóc, trình bày các món ăn này sao cho ngon để mời nhà gái.

Trong khi ăn uống vui vẻ hai bên trao đổi về tiền cưới và thời gian ở rể. Ngày xưa, tiền cưới khá "nặng túi": những 70 đến 80 đồng bạc trắng. Trường hợp nhà rể nghèo, không có bạc trắng, thì anh phải ở lại làm rể ngay tối hôm đó. Thời gian ở rể bây giờ rút xuống còn từ 2 đến 4 năm, thời trước từ 8 đến 12 năm.

Nếu lễ ăn hỏi có số con sóc phải chẵn, thì lễ cưới quy định: đoàn đi đón dâu phải là số lẻ, trong đó có hai ông "mối" và chàng rể. Khi nhà trai đón dâu đi, ông "mối" trao tiền cưới cho nhà gái. Trên đường đi, dù có nhớ bố mẹ, cô dâu cũng không được ngoảnh lại nhìn ngôi nhà cô sinh ra và lớn lên, vì nếu vấp ngã, e sau này vợ chồng có chuyện cãi cọ không hay.

Rước dâu về đến nhà, bà mẹ chồng đã đứng đợi ở cửa. Bà lấy một nắm gạo xoa lên lưng con dâu, ngụ ý "xóa hết cỏ để con dâu không mang cỏ về, trên nương sẽ không có nhiều cỏ mọc". Lại còn tục lệ: bà mẹ chồng trồng hai cây riềng ở hai bên cửa vào nhà, rồi buộc sợi chỉ trắng qua hai cây riềng. Lúc vào nhà, cô dâu đi phía tay trái, chú rể đi phía tay phải, rồi chú rể dùng tay trái, cô dâu dùng tay phải "cắt" đứt sợi chỉ đó, bước vào nhà. Xong thủ tục này hai họ cùng nâng chén chúc những câu tốt lành và ăn uống vui vẻ.
Các bài đã đăng:
Cúng giỗ(15/03/2012)
Lễ tết(15/03/2012)
Ngày tết của các dân tộc(15/03/2012)
Làng - Phường(15/03/2012)
Giao thiệp(15/03/2012)
Cưới hỏi(15/03/2012)
Tang lễ(15/03/2012)
 
Đăng kí hội viên mới
Đăng kí hội viên
Hội viên tiêu biểu
VHA Admarket
Nằm ở trung tâm thủ đô, bên cạnh công viên Thủ Lệ, trong quần thể khu vực các khách sạn cấp cao của thủ đô Hà Nội, gần các trung tâm văn hoá, thương mại, tài chính... Khách sạn Daewoo với các phòng nghỉ tiện nghi, nhà hàng sang trọng, phòng họp, phòng hội thảo... với dịch vụ chất lượng tiêu chuẩn quốc tế 5 sao...sẽ mang tới cho qúy khách sự hài lòng nhất để công tác và thư giãn.

Chỉ cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 25 km. Cách bãi biển Cửa Đại 4 km và Cách phố cổ Hội An 100 m từ khách sạn Hội An dễ dàng tham quan những điểm du lịch hấp dẫn khác như: Thánh địa Mỹ Sơn, cố đô Huế, Thành phố Đà Nẵng với các điểm hấp dẫn như Bà Nà, Bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.

Khu nghỉ mát có tới 23 hồ bơi cùng nhiều môn thể thao biển trên Bãi Dài – Cam Ranh. Cách Nha Trang một quãng đường ngắn và chỉ mất 20 phút đi xe từ Sân bay Quốc Tế Cam Ranh, khu nghỉ mát biệt lập của chúng tôi được bao quanh bởi các dãy núi với hệ thực vật phong phú và đồi cát rộng lớn.

Khách sạn IMPERIAL cung cấp đa dạng các tiện nghi và dịch vụ bao gồm The Dining Room (phòng ăn) có không gian ấm cúng và thoải mái như tại nhà, chuyên phục vụ các món ăn tươi ngon, sử dụng các nguyên vật liệu tươi ngon từ khắp nơi trên thế giới.