27/06/2012 - 12:00

Bứt phá cho du lịch Huế- Hãy bắt đầu từ những điều dễ thấy nhất

Từ rất lâu rồi, du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, thái độ mua bán thiếu thân thiện, nạn chèo kéo, ăn xin… là những tồn tại lưu cữu gây không ít hệ lụy đến ngành công nghiệp không khói này.



Mất điểm, vì sao?

Xe từ từ vào bến, lập tức đội ngũ xích lô, xe ôm lao đến mời chào. Thấy tôi vác ba lô xuống, một tay xe ôm cứ lẽo đẽo bám theo. Tôi lắc đầu, bảo đã có đứa em tới đón. “Tiếc tiền à? Bắt em đón không khéo dọc đường tai nạn!”-Thấy bể mối, gã xe ôm xáng một câu làm tôi chưng hửng. Mời, khách không đi thì thôi. Sao lại nhiếc móc người ta? May tôi là dân Huế, chứ nếu là khách xa tới, mới đặt chân xuống cố đô thanh lịch mà đã được chào đón kiểu ấy, họ sẽ nghĩ gì?

du lich hue, y tuong du lich hue, phat trien du lich hue, quang ba du lich hue
Cầu ngói Thanh Toàn - địa điểm thu hút khá đông du khách trong những kỳ Festival
Chị Ngân Kim - một người Huế đang sinh sống ở Tp HCM. Xa quê lâu, có dịp về Huế, cùng một số chị em của mình mỗi người mỗi chiếc xích lô bát phố cho thỏa nỗi nhớ. Dự định khi trả tiền, sẽ thưởng cho người đạp xích lô một ít. Ai dè, quay về tới nhà, khi trả tiền, người xích lô ỉm luôn, không chịu trả tiền thừa. Giận quá, chị một hai đòi cho bằng được, và quyết định không thưởng nữa cho… bõ ghét.

Một lần khác cách đây chưa lâu, tôi và nhà văn Nguyễn Đắc Xuân được nhà nghiên cứu văn hóa (NNC) Trần Đình Sơn mời cơm tại nhà hàng QH ở miệt Vỹ Dạ. Món ăn không xuất sắc lắm, nhưng do nhà hàng nằm bên dòng Hương giang thơ mộng, hữu tình, gió sông thổi lên rười rượi xua hết cái nắng của trưa hè nên ăn uống chỉ là chuyện nhỏ. Câu chuyện giữa ba chúng tôi xoay quanh vấn đề văn hóa Huế, bản sắc con người xứ Huế. Chuyện chưa xong thì do đến giờ Trần Đình Sơn phải về sân bay nên chúng tôi đành chia tay. Nhà hàng được kêu tính tiền. Hóa đơn mang ra tính trội thêm một món ăn và dăm chai bia “fes”. Nói cách chi nhà hàng cũng cố cãi. Chuyện tuế toái, nhưng bực quá khiến NNC Trần Đình Sơn phải lên tiếng góp ý. Nhà văn Nguyễn Đắc Xuân cũng chỉ vào Trần Đình Sơn và nhắc khéo nhà hàng QH rằng, đây là ông chủ Nhà hàng Phú Xuân nổi tiếng ở đất Sài Gòn và cả ở Tokyo Nhật Bản, không phải là thực khách bình thường (không nói hết, nhưng tôi nghĩ chắc là ông Xuân ngụ ý người ta cũng là chủ nhà hàng-mà là nhà hàng có tiếng- cho nên đừng có mà làm ba cái chuỵện… tào lao như vậy).

Chuyện nhỏ, nhưng nó cũng chợt làm cho chúng tôi mất vui và cảm thấy muộn phiền cho Huế. Cũng chính tại nhà hàng này, anh em trong cơ quan tôi khi về đây liên hoan, kêu món gà nướng ống tre đã “gặp phải” con gà… 2 đầu. Có đi đầu xuống đất tôi cũng dám cá rằng, chúng tôi đã trả tiền để... ăn đồ thừa. Món gà nướng ống tre ở các bàn khác dùng không hết, chủ nhà hàng chủ trương… dồn vào một ống khác để tận thu, nhưng họ quên mất nên nhồi vào ống tre đến 2 cái đầu, cho dù nguyên tắc mỗi ống chỉ 1 con gà (!??)

Trên chỉ là một vài trong số rất nhiều câu chuyện khiến Huế mất điểm trong lòng du khách. Chưa kể chuyện ăn xin tràn lan tại rất nhiều điểm tham quan, du lịch; chuyện chèo kéo mua bán, “chặt chém” du khách; chuyện cung cấp những sản phẩm du lịch “rẻ tiền”; chuyện thuýêt minh sai lạc, tùy tiện, thiếu cuốn hút tại các điểm di tích khiến di tích Huế mất giá mà chưa quản lý xuể… Tất cả đang tạo nên những lỗ hổng, gây sự trống vắng, thiếu thiện cảm trong lòng du khách. Mà một khi đã mất thiện cảm, thì nói chuyện “See you again” với khách chỉ là nói… cho vui chứ khó có thể là hiện thực. Thế cho nên, du lịch Huế mất ngôi quán quân, số ngày khách lưu trú gia tăng rất chậm chạp, số du khách quay lại Huế lần thứ hai là thứ “của hiếm” đều là những điều hòan toàn dễ hiểu.

Không hành động, Huế có đẹp ngàn lần cũng mất khách

Trong bối cảnh như vậy, mới đây, ngay trước thềm Festival Huế lần VII và khai mạc Năm du lịch Quốc gia Duyên hải Bắc trung bộ 2012, một hội nghị quy tụ các nhà quản lý, các doanh nghiệp du lịch đã được Thừa Thiên Huế tổ chức nhằm xáo xới và tìm giải pháp cho những tồn tại, bất cập nhằm lành mạnh hóa môi trường du lịch, tăng điểm cho Huế trong mắt du khách gần xa. Hội nghị đã thu hút sự quan tâm của báo giới và nhiều người yêu Huế.

Tại đây, các doanh nghiệp đã không ngần ngại nêu lên những bức xúc mà họ được phản ánh hoặc mắt thấy tai nghe. Ví như, tại khu vực bến xe Nguyễn Hoàng thường có đội xe ôm từ 5-7 người đeo bám du khách, gạ bán áo mưa, đổi tiền nhưng chỉ cần khách sơ hở là ra tay cướp giật. Vụ việc thường diễn ra vào khoảng thời gian từ 12-12h30 trưa nên du khách không biết kêu ai.

Cũng liên quan đến xích lô, xe thồ, Giám đốc Công ty CP Du lịch DMZ, ông Nguyễn Xuân Phương, bày tỏ: Doanh nghiệp của ông thường xuyên nhận được phản ánh của du khách bị các đối tượng này lừa đến những địa chỉ thiếu lành mạnh. Ông Nguyễn Đình Ân, Giám đốc Chi nhánh Công ty Bạn đường Châu Á cho hay, ông từng nhiều lần phải can thiệp các vụ cãi vã giữa du khách với xích lô, xe thồ do du khách bị “chặt” quá đáng. Ví như chỉ một đoạn ngắn từ đường Lê Lợi đến đường Đội Cung, có khách bị “chặt” đến 200.000 đồng!

Đề cập đến nạn chèo kéo mua bán, ông Hoàng Văn Khánh, Giám đốc Công ty Du lịch Xanh dẫn chứng, trên các thuyền rồng, một bức ảnh được bán cho du khách với giá 150.000 đồng. Nhưng chỉ cần bước chân lên bến, ngay trước chùa Thiên Mụ, bức ảnh ấy được bán với giá chỉ có 50.000 đồng. Du khách rất bức xúc vì cảm thấy bị lừa. “Nếu không thay đổi kiểu làm ăn chụp giật như thế thì dù Huế có đẹp ngàn lần cũng không hút được khách” – ông Khánh nhận định.

Câu chuyện taxi cũng bị không ít doanh nghiệp phàn nàn. Đó là tình trạng taxi đậu đỗ vô tội vạ trên một số tuyến đường. Tại sân bay Phú Bài, các hãng taxi thao túng bến bãi, gây khó khăn cho các hãng lữ hành trong việc đưa, đón du khách, vấn đề này được phản ánh nhiều lần nhưng chưa được cải thiện.

Rồi chuyện hạ tầng đường sá, rác thải, hay tế nhị hơn là vấn đề nhà vệ sinh phục vụ cho du khách nhỡ gặp khi “bức bí” tại di tích… Tất cả đều được phản ánh không ít lần nhưng vẫn chưa thấy có mấy thay đổi. Bà Nguyễn Thị Thanh Hoa (Công ty du lịch Tân Hồng- đơn vị chuyên khai thác khách tàu biển cập cảng Chân Mây) nói: “Lượng khách tàu biển đến Huế qua cảng Chân Mây ngày càng nhiều, nhưng đoạn đường ngay cổng cảng lại toàn ổ gà, ổ voi, rất khổ cho du khách tàu biển vốn đa số là người già. Việc thiếu nhà vệ sinh sạch tại các điểm tham quan khiến du khách bức xúc, dù đã phản ánh hàng chục năm nay nhưng chưa cải thiện.”

Đại diện khu du lịch Ana Mandara (Thuận An) thì ta thán về nạn rác thải: “Rác thải có mặt khắp mọi nơi là cảnh thường xuyên và gây ấn tượng xấu trong mắt du khách. Chúng tôi đã nhiều lần phản ánh với chính quyền địa phương nhưng không thấy ai xử lý”…

Rất may là chỉ sau hội nghị không lâu, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã đưa hệ thống nhà vệ sinh tại các điểm tham quan di tích như Đại Nội, Lăng Minh Mạng, Tự Đức … vào sử dụng. Hệ thống nhà vệ sinh này được đầu tư với kinh phí 8 tỷ đồng và hiện đang phát huy hiệu quả tích cực. Riêng về nạn hàng rong đeo bám, chèo kéo du khách thì xem chừng vẫn còn hết sức bí khi đại diện Sở Lao động-TBXH Thừa Thiên Huế cho rằng chưa có giải pháp gì khác “ngoài việc đẩy, đuổi”.

Lắng nghe phản ánh từ các doanh nghiệp, ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã rất quyết liệt: Sẽ cương quyết chỉ đạo các ban ngành liên quan tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, quyết tâm làm trong sạch môi trường du lịch. Đã nói nhiều rồi, đến lúc phải hành động!

Dư luận và các doanh nghiệp du lịch phấn chấn và kỳ vọng vào quyết tâm hành động của UBND tỉnh. Đúng là đã nói qúa nhiều, góp ý quá nhiều, báo chí cũng đã tốn giấy mực quá nhiều. Đã đến lúc cần hành động. Hành động quyết liệt, kiên trì và liên tục. Phải thay đổi tâm lý ăn xổi, phải khiến cho mỗi người dân, mỗi cán bộ, mỗi doanh nghiệp biết trân quý du khách, trân quý thành phố di sản của mình. Phải làm sao cho “Huế mình” luôn dễ thương, luôn ấn tượng, luôn có sức cuốn hút, níu giữ- và cần hiểu rằng đó không giản đơn chỉ là lòng tự tôn, kiêu hãnh mà còn là cuộc sống vững bền của chính mỗi thành viên, mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp đang đứng chân trên mảnh đất Cố đô lịch sử.

Điều này nhiều nơi trên trái đất này, trên đất nước này, người ta đã làm được!
Vietnamhotel-News
Các bài đã đăng:
Đề xuất các giải pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phục hồi(23/03/2020)
Thông tư 01/2020/TT-NHNN cơ cấu lại hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay do dịch Covid-19(17/03/2020)
Doanh nghiệp và nhà trường “bắt tay” giải bài toán nhân lực du lịch(07/05/2019)
Tổ chức Lễ trao chứng chỉ “Kỹ năng sư phạm quốc tế chuyên ngành Du lịch - Khách sạn"(15/12/2017)
Đào tạo các ngành về du lịch đã có cơ chế đặc thù(24/10/2017)
Bất cập trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch (Kỳ cuối)(26/07/2017)
Bất cập trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch (Kỳ 1)(24/07/2017)
Khóa tập huấn "Kỹ năng quản lý khách sạn"(23/08/2016)
Lễ ký kết "Đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành quản trị khách sạn và lưu trú"(24/02/2016)
YCI đào tạo thêm 28 nhân sự ngành Khách sạn(24/02/2016)
Tìm kiếm khách sạn
Trung tâm du lịch lớn
LỊCH SỰ KIỆN
Nov
29
2018
Ngày 29 tháng 11 năm 2018, tại Khách sạn Công đoàn ...
Jul
22
2018
Từ 22/7/2018 - 12/8/2018, Lễ hội Ẩm thực và Không gian ...
Mar
23
2018
Từ ngày 23 – 25/3/2018, Chương trình “Giới thiệu ẩm ...
Jul
26
2017
Sáng 21-7, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, vừa ban hành ...
Tin nổi bật
Câu lạc bộ Quản lý buồng Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ III và Lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập
Liên chi hội Khách sạn Việt Nam tổ chức tọa đàm với Hiệp hội Khách sạn Liên Bang Nga
Khai mạc triển lãm và diễn đàn công nghệ, đổi mới sáng tạo ngành khách sạn - HorecFex Việt Nam 2024
KHAI MẠC SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ ĐỘT PHÁ TẠI ĐÀ NẴNG - HORECFEX VIETNAM 2024
Liên chi hội khách sạn Việt Nam chính thức ra nhập hiệp hội khách sạn và nhà hàng ASEAN
VHA Admarket
Nằm ở trung tâm thủ đô, bên cạnh công viên Thủ Lệ, trong quần thể khu vực các khách sạn cấp cao của thủ đô Hà Nội, gần các trung tâm văn hoá, thương mại, tài chính... Khách sạn Daewoo với các phòng nghỉ tiện nghi, nhà hàng sang trọng, phòng họp, phòng hội thảo... với dịch vụ chất lượng tiêu chuẩn quốc tế 5 sao...sẽ mang tới cho qúy khách sự hài lòng nhất để công tác và thư giãn.

Chỉ cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 25 km. Cách bãi biển Cửa Đại 4 km và Cách phố cổ Hội An 100 m từ khách sạn Hội An dễ dàng tham quan những điểm du lịch hấp dẫn khác như: Thánh địa Mỹ Sơn, cố đô Huế, Thành phố Đà Nẵng với các điểm hấp dẫn như Bà Nà, Bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.

Khu nghỉ mát có tới 23 hồ bơi cùng nhiều môn thể thao biển trên Bãi Dài – Cam Ranh. Cách Nha Trang một quãng đường ngắn và chỉ mất 20 phút đi xe từ Sân bay Quốc Tế Cam Ranh, khu nghỉ mát biệt lập của chúng tôi được bao quanh bởi các dãy núi với hệ thực vật phong phú và đồi cát rộng lớn.

Khách sạn IMPERIAL cung cấp đa dạng các tiện nghi và dịch vụ bao gồm The Dining Room (phòng ăn) có không gian ấm cúng và thoải mái như tại nhà, chuyên phục vụ các món ăn tươi ngon, sử dụng các nguyên vật liệu tươi ngon từ khắp nơi trên thế giới.