20/09/2016 - 12:00

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận dự án Luật du lịch (sửa đổi)

Sáng 19/9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến về dự án Luật du lịch (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phòng điều hành phiên họp.


Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện trình bày tờ trình

Trình bày Tờ trình về dự án Luật du lịch (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, Luật du lịch ra đời đã tạo ra bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức về quản lý và phát triển du lịch; tạo hành lang pháp lý quan trọng để tập trung nguồn lực đầu tư của xã hội, góp phần hình thành hệ thống sản phẩm, dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại tầm cỡ khu vực và thế giới, đặc biệt là thu hút các nhà đầu tư lớn vào một số khu vực trọng điểm của du lịch Việt Nam; góp phần luật hóa các quy định của điều ước quốc tế trong lĩnh vực du lịch mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch ngang tầm khu vực và thế giới, thúc đẩy giao lưu, hợp tác du lịch giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế.

Sau 10 năm thi hành, Luật du lịch đã có nhiều tác động tích cực và hiệu quả đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước và sự phát triển của ngành du lịch. Hoạt động du lịch ở Việt Nam từ chỗ chỉ được coi là hoạt động phục vụ nghỉ dưỡng đơn thuần, đến nay đã được xác định là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và được định hướng phát triển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp du lịch được nâng cao. Hoạt động du lịch ngày càng sôi động ở khắp các vùng miền của đất nước, đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, quá trình triển khai Luật du lịch đã bộc lộ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng tới hoạt động và sự phát triển của ngành Du lịch. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện nêu rõ: một số nội dung trong Luật du lịch chưa tương thích với hệ thống pháp luật hiện hành. Kể từ năm 2006 đến nay, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới, sự phát triển, thay đổi của hệ thống pháp luật Việt Nam cùng với quá trình hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ đã làm nhiều quy định của Luật du lịch không còn phù hợp và thiếu tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu sửa đổi toàn diện để đảm bảo tính minh bạch và khả thi, đáp ứng yêu cầu, hiệu quả thi hành Hiến pháp năm 2013; đồng bộ với các bộ luật, luật mới được ban hành; thiết lập cơ chế pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động du lịch, nâng cao nhận thức, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch, tạo cơ sở pháp lý nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện cho ngành Du lịch phát triển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, dự thảo Luật du lịch (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần này có 10 Chương, 79 Điều, đã được bố cục theo hướng hợp lý hơn so với Luật du lịch hiện hành, quy định về khách du lịch; tài nguyên du lịch; quy hoạch phát triển du lịch; khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch và đô thị du lịch; hoạt động kinh doanh du lịch; xúc tiến du lịch; hợp tác và hội nhập quốc tế về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch.


Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, GD, TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình trình bày báo cáo thẩm tra

Trình bày báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, Chủ nhiệm Ủy ban Phan Thanh Bình cho biết, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi Đồng tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi Luật du lịch nhằm thể chế hóa đường lối của Đảng về phát triển du lịch; cụ thể hóa tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 2013; nội luật hóa các Điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành làm cơ sở thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững; góp phần xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng, tạo động lực, môi trường thuận lợi thúc đẩy du lịch phát triển, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Đánh giá cao sự chuẩn bị công phu trên cơ sở tổng kết 10 năm thi hành Luật du lịch của 06 Bộ, ngành và 49 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, rà soát các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan, khảo sát, nghiên cứu tài liệu quốc tế liên quan đến pháp luật du lịch của các quốc gia trên thế giới, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi Đồng nhận thấy hồ sơ dự án Luật đã được chuẩn bị tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, đề nghị Cơ quan soạn thảo hoàn thiện nội dung báo cáo đánh giá tác động; bổ sung dự thảo quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật cũng như cung cấp thêm các tài liệu tham khảo, các tài liệu so sánh, đối chiếu nội dung sửa đổi trong Luật với các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành để các đại biểu Quốc hội có thêm căn cứ, thông tin trong quá trình thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật. Đồng thời, rà soát nội dung và hình thức văn bản; sắp xếp, trình bày lại các điều, khoản cho hợp lý và chặt chẽ hơn, đảm bảo kỹ thuật soạn thảo văn bản và kỹ thuật lập pháp.

Thảo luận tại phiên họp, bày tỏ tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật du lịch được nêu trong Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi Đồng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho rằng, Luật du lịch ra đời và được thi hành 10 năm qua đã giúp ngành Du lịch Việt Nam có bước tiến đáng khích lệ. Tuy nhiên, theo đại biểu, sự phát triển này còn chưa thật xứng với tiềm năng và lợi thế du lịch của đất nước. Luật du lịch đã bộc lộ nhiều hạn chế trong tình hình mới với những vấn đề mới phát sinh trong hoạt động du lịch. Do vậy, việc sửa đổi Luật du lịch là thiết yếu và khách quan để tạo hành lang pháp lý thuận lợi và phù hợp hơn với thực tiễn, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Cùng quan điểm cho rằng ngành du lịch phát triển rất nhanh trong những năm gần đây, có đóng góp đáng kể cho kinh tế nước nhà nhưng kết quả đó vẫn chưa xứng với tiềm năng du lịch của Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu đề nghị ban soạn thảo rà soát hết sức thận trọng sửa đổi Luật trên cơ sở tinh thần đổi mới của Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp, đảm bảo đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành để khắc phục tối đa những bất cập, vướng mắc, đưa du lịch phát triển mạnh xứng tầm là một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

Về Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch được quy định tại Điều 6 của dự thảo Luật, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi Đồng tán thành với chủ trương thành lập Quỹ và đề nghị đặt tên Quỹ là Quỹ xúc tiến du lịch để tập trung vào mục đích chính của Quỹ là quảng bá, xúc tiến du lịch. Đồng thời, đề nghị Ban soạn thảo quy định cụ thể nguồn thu, chủ thể quản lý, nguyên tắc, cơ chế điều hành Quỹ để tạo cơ sở pháp lý cho Chính phủ trong việc hướng dẫn thực hiện, đảm bảo tính khả thi của điều luật.

Đồng tình với quan điểm trên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch là rất cần thiết. Tuy nhiên, dự thảo Luật cần quy định rõ nguồn thu, cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm quản lý quỹ này? Theo đại biểu, Quỹ này nên được hình thành trên cơ sở xã hội hóa bên cạnh nguồn vốn của nhà nước.

Quan tâm đến quy định về cơ sở lưu trú du lịch tại Điều 59 của dự thảo Luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, hiện nay loại hình cơ sở lưu trú “homestay” đang rất phát triển ở nước ta và được khách nước ngoài yêu thích. Tuy nhiên, trong dự thảo luật mới chỉ nhắc đến các loại hình cơ sở lưu trú gồm: khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê mà chưa hề đề cập đến loại hình “homestay” vào dự thảo Luật này. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Luật cần bổ sung thêm loại hình cơ sở lưu trú này vào dự thảo luật, đồng thời, quy định rõ nếu xếp hạng cơ sở lưu trú thì “homestay” sẽ nằm ở hạng nào?


Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Nguyễn Đức Hải phát biểu tại phiên họp

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Nguyễn Đức Hải và một số ý kiến, dự án Luật du lịch (sửa đổi) phải khẳng định được du lịch là ngành kinh tế tổng hợp; phải phát triển có trọng tâm, trọng điểm đồng thời cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa; phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan ở Trung ương và chính quyền các cấp ở địa phương. Đặc biệt, cần phải quan tâm đến chiến lược phát triển và sự liên kết ngành, liên vùng trong phát triển hoạt động du lịch.

Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị cơ quan soạn thảo rào soát thêm về phạm vi và đối tượng điều chỉnh tránh quy định theo hướng nặng về quản lý, quy định cụ thể hơn các nội dung về các loại hình kinh doanh lữ hành, điều kiện kinh doanh lữ hành, địa điểm kinh doanh, đồng thời làm rõ nội hàm của khái niệm hướng dẫn viên; đề nghị tiếp tục quan tâm bổ sung xây dựng các quy định cụ thể trong quản lý nhà nước về du lịch, cơ chế phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch…

Nguồn: quochoi.vn
Các bài đã đăng:
Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024(12/04/2024)
Thủ tướng yêu cầu áp dụng ngay giá điện cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất trong năm 2024(31/03/2024)
Việt Nam thắng lớn tại Giải thưởng Du lịch thế giới World Travel Awards 2023(07/09/2023)
Bộ VHTTDL sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra bảo đảm chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú du lịch năm 2023(22/05/2023)
Khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2023(13/04/2023)
Đón chờ các hoạt động đặc sắc, hấp dẫn trong Năm Du lịch quốc gia Bình Thuận 2023(17/03/2023)
Chủ tịch Liên chi hội Khách sạn Việt Nam tham dự Hội nghị thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế(21/12/2022)
Top địa phương thu nhiều tiền nhất từ du lịch 8 tháng đầu năm(13/10/2022)
Khai mạc sự kiện Liên kết - Sức mạnh du lịch Việt Nam(09/08/2022)
Hội nghị Ngành Du lịch thế giới 2022: Nhiều sáng kiến phát triển du lịch sau đại dịch(27/06/2022)
Tìm kiếm khách sạn
Trung tâm du lịch lớn
LỊCH SỰ KIỆN
Nov
29
2018
Ngày 29 tháng 11 năm 2018, tại Khách sạn Công đoàn ...
Jul
22
2018
Từ 22/7/2018 - 12/8/2018, Lễ hội Ẩm thực và Không gian ...
Mar
23
2018
Từ ngày 23 – 25/3/2018, Chương trình “Giới thiệu ẩm ...
Jul
26
2017
Sáng 21-7, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, vừa ban hành ...
Tin nổi bật
Liên chi hội khách sạn Việt Nam chính thức ra nhập hiệp hội khách sạn và nhà hàng ASEAN
Hà Nội Daewoo ra mắt bộ sưu tập Nguyệt Thoại – Story of the Moon
Khu nghỉ dưỡng với kiến trúc Bắc Bộ xưa tại Ninh Bình
Khu nghỉ dưỡng Bellerive Hội An Resort and Spa đạt chuẩn 5 sao
Cantho Eco Resort được công nhận là “Resort có cảnh quan đẹp, hấp dẫn tiêu biểu”
VHA Admarket
Nằm ở trung tâm thủ đô, bên cạnh công viên Thủ Lệ, trong quần thể khu vực các khách sạn cấp cao của thủ đô Hà Nội, gần các trung tâm văn hoá, thương mại, tài chính... Khách sạn Daewoo với các phòng nghỉ tiện nghi, nhà hàng sang trọng, phòng họp, phòng hội thảo... với dịch vụ chất lượng tiêu chuẩn quốc tế 5 sao...sẽ mang tới cho qúy khách sự hài lòng nhất để công tác và thư giãn.

Chỉ cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 25 km. Cách bãi biển Cửa Đại 4 km và Cách phố cổ Hội An 100 m từ khách sạn Hội An dễ dàng tham quan những điểm du lịch hấp dẫn khác như: Thánh địa Mỹ Sơn, cố đô Huế, Thành phố Đà Nẵng với các điểm hấp dẫn như Bà Nà, Bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.

Khu nghỉ mát có tới 23 hồ bơi cùng nhiều môn thể thao biển trên Bãi Dài – Cam Ranh. Cách Nha Trang một quãng đường ngắn và chỉ mất 20 phút đi xe từ Sân bay Quốc Tế Cam Ranh, khu nghỉ mát biệt lập của chúng tôi được bao quanh bởi các dãy núi với hệ thực vật phong phú và đồi cát rộng lớn.

Khách sạn IMPERIAL cung cấp đa dạng các tiện nghi và dịch vụ bao gồm The Dining Room (phòng ăn) có không gian ấm cúng và thoải mái như tại nhà, chuyên phục vụ các món ăn tươi ngon, sử dụng các nguyên vật liệu tươi ngon từ khắp nơi trên thế giới.