Đến
dự lễ khai mạc, về phía Lãnh đạo TW có: Ông Nguyễn Phong Quang, Phó Ban
Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; ông Danh Út, Phó Chủ tịch Hội đồng
dân tộc Quốc hội. Về phía Lãnh đạo Bộ VHTTDL có: Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn –
Trưởng Ban Chỉ đạo Ngày hội; ông Nguyễn Kiều Linh, Phó Cục trưởng phụ
trách Cục Công tác phía Nam. Về phía đơn vị đăng cai tổ chức Ngày hội,
tỉnh Hậu Giang có: Ông Huỳnh Minh Chắc, Ủy viên BCHTW Đảng, Bí thư Tỉnh
ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh; ông Trần Công Chánh, Phó
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Ngày hội; đại
diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND, UBMT tổ quốc Việt
Nam và lãnh đạo các Sở, ban ngành, lãnh đạo thành phố, các huyện trên
địa bàn tỉnh. Ngoài ra, còn có đại diện các cơ quan ban ngành trung
ương; đại diện lãnh đạo các Tổng Cục, Cục, Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ
VHTTDL, lãnh đạo các Sở VHTTDL tỉnh, thành phố: An Giang, Bạc Liêu, Sóc
Trăng, Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên Giang, TP.Cần Thơ, Tây Ninh,
Bình Phước, TP.Hồ Chí Minh và Hậu Giang; các đoàn nghệ nhân, diễn viên,
VĐV đồng bào dân tộc Khmer; phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí TW
và địa phương cùng đông đảo nhân dân tỉnh Hậu Giang

Toàn cảnh khai hội

Tiết mục Khai hội thể hiện tình cảm gắn bó của các dân tộc anh em
Ngày
hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VI, tại
tỉnh Hậu Giang năm 2014 với chủ đề “Đồng bào Khmer Nam bộ - Đoàn kết,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam”. Đây là sự kiện văn hoá đặc biệt
nhằm hiện thực đường lối của Đảng và Nhà nước về việc bảo tồn, phát
triển văn hoá các dân tộc thiểu số, hướng đến xây dựng, phát triểu nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Các đơn vị tham gia Ngày hội nhận Cờ lưu niệm

Các đơn vị tài trợ nhận hoa cảm ơn của Ban Tổ chức
Từ
bao đời nay, đồng bào Khmer rất giỏi về thâm canh lúa nước và tài ứng
xử với nước. Chăm chỉ trong chăn nuôi, khéo léo với nghề thủ công dệt
vải, làm gốm, chế biến đường thốt nốt và làm những loại mắm độc đáo. Văn
hóa Khmer là sự kết hợp tinh tế giữa Phật giáo Nam Tông và văn hóa dân
gian. Đồng bào Khmer Nam bộ với tổng dân số trên 1,4 triệu người, sống
trải dài khắp các tỉnh, thành phía Tây và Đông Nam bộ. Trên bước đường
tạo lập cuộc sống, đồng bào Khmer với những nét văn hóa độc đáo đã làm
nên một dòng chảy mênh mang, sâu thẳm trong lòng dân tộc, cùng xây đắp
một nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong sự đa dạng và đặc sắc. Ngày
hội là dịp để đồng bào Khmer vui chơi, gặp gỡ, thăm hỏi lẫn nhau, trao
đổi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, vươn lên trong cuộc sống;
đồng thời thể hiện tình đoàn kết gắn bó giữa các phum sóc và giữa các
dân tộc anh em: Kinh, Chăm, Hoa, Khmer vùng đất Nam bộ.

Ông Trần Công Chánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang –
Trưởng Ban Tổ chức Ngày hội phát biểu khai mạc

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban chỉ đạo Ngày hội phát biểu chào mừng
Ngày
hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VI được
tổ chức tại tỉnh Hậu Giang, một vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn
hóa – cách mạng. Hậu Giang là một tỉnh tập trung đông đào đồng bào
Khmer sinh sống, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội của tỉnh cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Huỳnh Minh Chắc, Ủy viên BCH trung ương Đảng – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hậu Giang
đánh trống Khai hội
Ngày
hội năm nay có sự góp mặt của hơn 2000 nghệ sĩ, nghệ nhân, ca sĩ, diễn
viên, nhạc công, vận động viên của 12 Đoàn nghệ thuật, thể thao đến từ
12 tỉnh, thành phố có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống là: An
Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên Giang,
TP.Cần Thơ, Tây Ninh, Bình Phước, TP.Hồ Chí Minh và Hậu Giang. Đây được
xem là sự kiện văn hoá quan trọng mang tầm cỡ quốc gia, đồng thời là dịp
để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, con người Hậu Giang đến với bạn bè
trong và ngoài nước.

Chương trình nghệ thuật “Niềm vui Ngày hội”

Tái hiện Lễ cưới của người Khmer Nam Bộ
Ngày
hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VI, tại
tỉnh Hậu Giang năm 2014 với nhiều chương trình như: Hội chợ, triển lãm,
văn hóa ẩm thực, thi đấu các môn thể thao dân tộc đặc trưng của đồng bào
Khmer; đặc biệt là hội đua ghe ngo, liên hoan văn nghệ quần chúng, lễ
hội, trang phục… hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo đồng bào Khmer Nam bộ nói
riêng và nhân dân trong và ngoài tỉnh Hậu Giang.

Hoa sen kính dâng lên Người

Hát mừng Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch
đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VI, tại tỉnh Hậu Giang năm 2014
Văn
hóa đồng bào dân tộc Khmer chính là một phần quan trọng của văn
hóa Việt Nam, là tài sản vô giá cần được gìn giữ và phát
huy, là niềm tự hào của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và
mai sau. Sự tỏa sáng của văn hóa Khmer trong lòng dân tộc là
một minh chứng đẹp đẽ và trong sáng cho tinh thần đoàn kết,
gắn bó của cộng đồng các dân tộc anh em. Qua thời gian, văn hóa
Khmer sẽ ngày càng được vun đắp và nuôi dưỡng, góp phần làm
giàu và đẹp hơn nữa kho tàng văn hóa Việt Nam.

Các đại biểu, khách mời chào đón Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch
đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VI, tại tỉnh Hậu Giang năm 2014
Nguồn: www.vhttdlkv3.gov.vn