16/10/2014 - 12:00

Khám phá làng lụa Hà Đông giữa lòng Hà Nội

Người Sài Gòn ai cũng biết đến bài “Áo lụa Hà Đông” của Nguyên Sa với hai câu thơ nổi tiếng “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Dệt nên những tấm lụa mềm mại ấy là những nghệ nhân làng lụa Vạn Phúc, cách trung tâm Hà Nội chỉ 10km.



Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng từ ngàn năm trước, được công nhận kỷ lục “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao tặng. Đây là điểm tham quan rất nổi tiếng tại Hà Nội, mỗi tháng đón từ 3.000 đến 5.000 khách du lịch.

Chúng tôi đến thăm làng lụa Vạn Phúc vào một chiều đầu thu. Trước cổng làng, nép mình dưới tán cây cổ thụ xanh rì là tảng đá màu trắng xám đầy vẻ nguyên sơ với dòng chữ: “Làng lụa Vạn Phúc” cách điệu mềm mại như lụa.

Bước qua cánh cổng làng uy nghi sừng sững, nắng chiều thu vàng hoe hoe kẻ loang lổ lên màu gạch đỏ au, như nét màu nghịch ngợm của đứa trẻ lên năm, chúng tôi như lạc vào thế giới của sắc màu. Dọc hai bên đường, những gian hàng lụa san sát, như một cuộc tụ hội của sắc màu: xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, đen, trắng… Sắc màu rực rỡ của những tà áo thướt tha, những chiếc khăn mềm mại, những chiếc túi thanh lịch và long lanh ánh mắt, tươi rói nụ cười của những cô bán hàng.

Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính của làng quê xưa với hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều họp chợ dưới gốc đa trước đình.

Cánh cổng tre đậm nét Việt dẫn vào khu giới thiệu, nơi đưa khách du lịch đến gần hơn với lụa Vạn Phúc, với hai câu đối: “Chấn hưng nghiệp Tổ kết tinh hoa/Hòa hợp âm dương sinh bảo vật” thể hiện niềm tin, sự quyết tâm gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống của ông cha truyền lại. Trong khu giới thiệu trưng bày mô hình một khung dệt lụa cổ có từ đầu thế kỉ 19 là công cụ lao động đem lại sự phồn thịnh của làng nghề Vạn Phúc suốt bao nhiêu thế kỉ. Trên từng thanh gỗ in hằn những vết chân thời gian, được đặt uy nghiêm trong lầu tứ trụ nâng đỡ mái lợp ngói mũi hài, uốn cong bốn góc mềm mại, chạm trổ phượng long, rèm tre rủ bốn phía. Hiện nay những khung dệt máy thay dần cho những khung dệt thủ công vì thế khung dệt lụa cổ ấy như ôm vào lòng mình bao thăng trầm của làng lụa Vạn Phúc.

Du khách không chỉ đắm mình vào những màu sắc tươi rói của lụa với đủ thứ mặt hàng đa dạng, đẹp mắt như quần, áo, túi, ví, khăn, gối hay những tấm lụa nguyên bản,… trong gian hàng trưng bày mà còn được lắng nghe âm thanh rộn ràng của khung cửi, tiếng lách cách của con thoi, những âm thanh đã trở thành nhịp điệu cuộc sống nơi đây. Chúng tôi được một nghệ nhân giới thiệu về quy trình hoạt động của chiếc máy dệt lụa, chị vừa thoăn thoắt tay làm vừa hồ hởi: “Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, chịu khó. Khi khung dệt chạy, lúc nào cũng phải có người túc trực bên để khi sai lỗi thì chỉnh sửa kịp thời để có được một tấm lụa đẹp, đảm bảo chất lượng.”

Được chạm tay lên tấm lụa mềm mịn, mát rượi, óng ả như đánh thức mọi giác quan, lòng chợt nhớ hai câu thơ của nhà thơ Nguyên Sa trong bài thơ “Áo lụa Hà Đông”: “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát/ Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa dạng và tinh tế như mẫu Song hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý... khiến cho các bộ trang phục trở nên duyên dáng, sống động. Dường như những nghệ nhân đã gửi cả cái tình đằm thắm vào từng đường kim, mũi chỉ.

Đền thờ Tổ Nghề trầm mặc, mái ngói đỏ au dẫu qua bao mưa nắng như thắm mãi sự tôn kính, lòng biết ơn đối với cha ông đã gây dựng lên làng nghề Vạn Phúc. Tương truyền rằng Tổ nghề là bà Lã Thị Nga, con một gia đình hào phú ở Cao Bằng, một lần theo chồng là Cao Biền đi kinh lí ở ấp Vạn Bảo, thấy đất đai trù phú, bà xin ở lại ấp dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Trong hậu cung của đền thờ vẫn bày những thúng sơn, thước sơn, kéo bằng sắt, vạch bằng ngà là những đồ dùng của thợ may. Hàng năm cứ vào ngày mùng 10 tháng 8 và 25 tháng chạp âm lịch, làng Vạn Phúc lại nô nức lễ hội giỗ tổ.

Cây cầu gỗ cong cong màu son đỏ bắc qua con suối nhỏ róc rách chảy dẫn sang đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh nép mình bên um tùm cây cối. Khu giới thiệu như hình ảnh thu nhỏ của làng Vạn Phúc, lưu giữ những nét xưa giữa ồn ào phố thị. Dạo quanh những con đường nhỏ giữa làng, chúng tôi đặt chân vào không gian linh thiêng của chùa Vạn Phúc khi bóng tối đã mỏng mảnh như khói loãng dần trong hoàng hôn. Theo lời kể của một người trong làng, ngôi chùa là nơi hàng trăm thợ thủ công làng Vạn Phúc và gần 600 thợ vùng nam Hoài Đức đấu tranh đòi cải thiện đời sống cho nhân dân lao động, tố cáo tội ác của thực dân Pháp vào ngày 6/2/1937. Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của nhân dân Vạn Phúc trong thời kì cao trào cách mạng dân chủ 1936-1939. Vì thế ngôi chùa không chỉ là một địa chỉ tâm linh mà còn mang đậm dấu ấn lịch sử. Giữa hồ nước xanh thăm thẳm, tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá trắng ngự trên đài sen hướng ra con đường chạy qua trước cổng làng.

Chúng tôi còn được thăm đình làng Vạn Phúc, miếu làng, chợ làng,… những nét vẽ đơn sơ, cổ kính phác họa lên hình ảnh một làng nghề truyền thống giữa lòng thủ đô.

Nguồn: phunuonline.com.vn
Các bài đã đăng:
Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024(12/04/2024)
Thủ tướng yêu cầu áp dụng ngay giá điện cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất trong năm 2024(31/03/2024)
Việt Nam thắng lớn tại Giải thưởng Du lịch thế giới World Travel Awards 2023(07/09/2023)
Bộ VHTTDL sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra bảo đảm chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú du lịch năm 2023(22/05/2023)
Khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2023(13/04/2023)
Đón chờ các hoạt động đặc sắc, hấp dẫn trong Năm Du lịch quốc gia Bình Thuận 2023(17/03/2023)
Chủ tịch Liên chi hội Khách sạn Việt Nam tham dự Hội nghị thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế(21/12/2022)
Top địa phương thu nhiều tiền nhất từ du lịch 8 tháng đầu năm(13/10/2022)
Khai mạc sự kiện Liên kết - Sức mạnh du lịch Việt Nam(09/08/2022)
Hội nghị Ngành Du lịch thế giới 2022: Nhiều sáng kiến phát triển du lịch sau đại dịch(27/06/2022)
Tìm kiếm khách sạn
Trung tâm du lịch lớn
LỊCH SỰ KIỆN
Nov
29
2018
Ngày 29 tháng 11 năm 2018, tại Khách sạn Công đoàn ...
Jul
22
2018
Từ 22/7/2018 - 12/8/2018, Lễ hội Ẩm thực và Không gian ...
Mar
23
2018
Từ ngày 23 – 25/3/2018, Chương trình “Giới thiệu ẩm ...
Jul
26
2017
Sáng 21-7, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, vừa ban hành ...
Tin nổi bật
Liên chi hội khách sạn Việt Nam chính thức ra nhập hiệp hội khách sạn và nhà hàng ASEAN
Hà Nội Daewoo ra mắt bộ sưu tập Nguyệt Thoại – Story of the Moon
Khu nghỉ dưỡng với kiến trúc Bắc Bộ xưa tại Ninh Bình
Khu nghỉ dưỡng Bellerive Hội An Resort and Spa đạt chuẩn 5 sao
Cantho Eco Resort được công nhận là “Resort có cảnh quan đẹp, hấp dẫn tiêu biểu”
VHA Admarket
Nằm ở trung tâm thủ đô, bên cạnh công viên Thủ Lệ, trong quần thể khu vực các khách sạn cấp cao của thủ đô Hà Nội, gần các trung tâm văn hoá, thương mại, tài chính... Khách sạn Daewoo với các phòng nghỉ tiện nghi, nhà hàng sang trọng, phòng họp, phòng hội thảo... với dịch vụ chất lượng tiêu chuẩn quốc tế 5 sao...sẽ mang tới cho qúy khách sự hài lòng nhất để công tác và thư giãn.

Chỉ cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 25 km. Cách bãi biển Cửa Đại 4 km và Cách phố cổ Hội An 100 m từ khách sạn Hội An dễ dàng tham quan những điểm du lịch hấp dẫn khác như: Thánh địa Mỹ Sơn, cố đô Huế, Thành phố Đà Nẵng với các điểm hấp dẫn như Bà Nà, Bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.

Khu nghỉ mát có tới 23 hồ bơi cùng nhiều môn thể thao biển trên Bãi Dài – Cam Ranh. Cách Nha Trang một quãng đường ngắn và chỉ mất 20 phút đi xe từ Sân bay Quốc Tế Cam Ranh, khu nghỉ mát biệt lập của chúng tôi được bao quanh bởi các dãy núi với hệ thực vật phong phú và đồi cát rộng lớn.

Khách sạn IMPERIAL cung cấp đa dạng các tiện nghi và dịch vụ bao gồm The Dining Room (phòng ăn) có không gian ấm cúng và thoải mái như tại nhà, chuyên phục vụ các món ăn tươi ngon, sử dụng các nguyên vật liệu tươi ngon từ khắp nơi trên thế giới.