Những
câu hò ngân vang, dáng đi dịu dàng với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng đã
làm xao động lòng người. Từng làn điệu dân ca, nhạc kịch hay hát múa đều
mang đến cảm giác vừa thi vị, vừa hấp dẫn lại vừa hứng khởi. Ca Huế như
ngấm dần vào tâm hồn những ai thưởng thức. Và có lẽ, nhiều người sẽ
không biết mình đã yêu ca Huế tự lúc nào. Chương trình đã diễn ra tại
Nghinh Lương Đình vào tối 16-4, đã mang đến nhiều thú vị cho công chúng
trong Festival Huế 2014.


Mở màn với tiết mục hát múa “Âm vang
nguồn cội” của nhà hát ca kịch Huế

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TT-Huế - Phan Tiến Dũng phát biểu khai mạc Lễ hội
Lần đầu tiên, ca Huế trở thành nhân vật chính trong một chương trình của Festival Huế
Chương trình quy tụ rất nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ nổi tiếng và dành những
giây phút trịnh trọng nhất để tôn vinh 37 nghệ nhân đã sống trọn cuộc
đời cho Ca Huế: Nghệ sĩ Mộng Diệp, Thanh Liên, Hồng Tuyết, Châu Dinh,
Ngọc Bình, Kim Hiền, Huyền Hoa, Minh Thủy, Lữ Hữu Thi, Minh Tiến, Bích
Hằng, Kiều Oanh, Ái Hoa, Trần Thảo, Võ Quê, Minh Hạnh, Đình Văn.. có
nghệ nhân đã 104 tuổi. Họ có tuổi nghề trên 30 năm, được lãnh đạo tỉnh
trao quà, tặng hoa. Các nghi thức tán tụng, rót trà, rước nghệ nhân
trong trang phục truyền thống được đạo diễn chương trình chăm chút, đầu
tư kể cả khâu nhỏ nhất. Toàn bộ cảm xúc người xem có thể tập trung ở đây
và tạo nên cao trào cho chương trình.





Sân khấu tôn vinh các nghệ nhân được đẩy lên như góp phần khẳng định giá trị vĩnh hằng của ca Huế.
Một chương trình đặc sắc, đầy ấn tượng
Đên diễn với nhiều tiết mục được dàn dựng công phu, tỉ mĩ, được biểu
diễn trên một sân khấu lung linh. Sự rực của sắc màu cùng những vũ đạo
của các diễn viên đã đem đến cho người xem một cảm xúc khó quên. Những
khúc ngâm, khúc ca vang vọng, sâu lắng được các nghệ sĩ thể hiện bằng
giai điệu mượt mà. Nghệ sĩ ưu tú Thu Hằng mở màn với ca khúc “Hầu văn”.
Những cô gái khoác trên mình áo yếm lụa đào, tay cầm những bông sen uyển
chuyển trong điệu múa đã tạo không khí đầy tươi vui nhưng không kém
phần trịnh trọng. Bé Trâm Anh đến với ca khúc “Khúc dân ca”. Giọng hát
truyền cảm, sâu lắng của cô bé 11 tuổi dành được nhiều tán thưởng của
khán giả. Một giọng ca Huế thiếu niên xuất hiện, hát những làn điệu dân
ca thể hiện sự tiếp nối, như sự gửi gắm niềm tin vào thế hệ trẻ, những
người sẽ được trao truyền trọng trách giữ gìn ca Huế trong tương lai.



Nghệ sĩ Thanh Tâm với câu hò mái nhị - Nam ai



Hát múa "Giã gạo đêm trăng"


Sau nhiều năm, NSƯT Kiều Oanh đã trở lại sân khấu qua trích đoạn "Ngọn lửa tình yêu"

Múa "Dâng chúc chén quỳnh"


Múa "Non nước Hương Bình"

Trâm Anh - cô bé 11 tuổi dành được nhiều tán thưởng của khán giả

Hát múa "Nón bài thơ - Tà áo dài xứ Huế"


Màn kết ấn tượng
Ngoài việc gửi thông điệp về cái hay,
cái đẹp của ca Huế; chương trình còn tạo ra sự kết nối với công chúng để
giúp họ hiểu và yêu mến hơn loại hình nghệ thuật này. Bên cạnh trình
diễn những bài, bản ca Huế, ca kịch Huế tiêu biểu Hát múa Long Ngâm –
Kim Tiền – Ngựa Ô, Hầu văn Nhớ ơn công đức tổ tiên, Giã gạo đêm
trăng…những người tổ chức còn đưa vào trích đoạn ca kịch Huế: “Ngọn lửa
tình yêu”…Cùng hệ thống đèn điện ánh sáng, sân khấu tôn vinh các nghệ
nhận được đẩy lên như góp phần tôn vinh giá trị vĩnh hằng của ca Huế.
Các chủ nhân, họ nói gì về buổi tối hôm nay?
Ông Võ Quê,
người nặng lòng với bộ môn nghệ thuật này đồng thời cũng là chủ nhiệm
CLB ca Huế tự tin chia sẻ: “Giới trẻ bắt đầu tìm hiểu về ca Huế, và
hiện có 400 diễn viên trẻ tham gia ca Huế trên sông Hương. Bên cạnh
đó, những ghệ sĩ lớn tuổi vẫn hăng say truyền nghề cho lớp trẻ. Trong
tương lai, ca Huế sẽ được phát triển”.
Nghệ sĩ ưu tú
Châu Dinh (70 tuổi), tâm sự: “Sự vinh danh hôm nay là một động lực cho
những nghệ sĩ như chúng tôi tiếp tực gìn giữ và truyền dạy cho các
thế hệ sau, để ca Huế không bị mai một theo dòng chảy cuộn siết của
thời gian”.
Nghệ sĩ ưu tú Thanh Vân xúc động: “48 năm bén
duyên và hát Ca Huế, tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc khi Ca Huế lần đầu
tiên được tôn vinh chính thức trong một chương trình trang trọng. Đây
là một sự ghi nhận đầy ý nghĩa nhân văn của công chúng đối với những
người hoạt động trong nghề như chúng tôi”. Bà mong muốn các bạn trẻ
hãy quan tâm và theo đuổi Ca Huế bằng chính tâm huyết nghề mình. Cố
gắng cống hiến để trở thành những nghệ sĩ được thế hệ sau vinh danh.
|
|
 |
Ông Võ Quê - CN. CLB ca Huế |
 |
Nghệ sĩ Lữ Hữu Thi: 84 tuổi |
 |
Nghệ sĩ Thanh Tâm (trái) và NSƯT Khánh Vân
|
|
Hiệu ứng từ công chúng
Ông Trần Tuấn Anh ( Phú Mậu, Phú Vang): “ Những tiết mục được trình
chiếu rất hay và được chuẩn bị rất công phu, mỗi tiết mục đều có cái
riêng của nó, thể hiện rõ đời sống tinh thần và nét văn hóa của con
người Huế”. Nhiều du khách nước ngoài cũng tỏ ra thích thú với nghệ
thuật ca Huế. Đối với họ, dù không hiểu hết ý nghĩa của các ca từ, nhưng
với những giai điệu ngọt ngào rất Huế ấy cộng với không gian nên thơ,
lãng mạn, ca Huế đã đem đến tâm hồn họ những xúc cảm mới lạ, thích thú.
Nghe ca Huế vừa là một thú vui tao nhã, vừa là một món ăn tinh thần quý
giá. Ca Huế kén người nghe, nhưng một khi đã nghe và thấm được nó, Ca Huế kén người nghe, nhưng một khi đã nghe và thấm được nó, công chúng không dễ gì quên nét văn hoác bình dị này.
Cũng tại đây, nhiều người dân lần đầu tiên thả mình vào những làn điệu,
những câu nam ai nhịp nhàng, những lời hát đối với nội dung gần gũi,
bình dị về cuộc sống thường ngày, về công việc cũng như những lời hẹn
ước tình duyên của con người xứ Huế.

Ca Huế kén người nghe, nhưng một khi đã nghe và thấm được nó,
công chúng không dễ gì quên nét văn hoác bình dị này
Nguồn: TT Festival Huế