12/11/2013 - 12:00

Sử dụng hiệu quả vốn cho trùng tu di tích ở Hà Nội

Có nhà nghiên cứu văn hóa từng nói rằng: Di tích là một phần linh hồn của Hà Nội, giữ gìn di tích là giữ gìn cái hồn của Thăng Long xưa và để cho con cháu mai sau hiểu hơn về nguồn cội. Vậy nên, dù Hà Nội luôn tất bật với những công trình nhà cao tầng, với những con đường ngổn ngang, với việc làm của người lao động… song văn hóa vẫn giữ vai trò trọng yếu, trong đó di tích được coi là vị trí trung tâm.


Một góc chùa Một Cột

Nhưng cái khó của Hà Nội hiện nay là nguồn kinh phí cần cho trùng tu, tôn tạo di tích xuống cấp quá lớn, trong khi ngân sách thành phố chưa thể giải quyết kịp thời. Vì vậy, làm như thế nào để phát huy hiệu quả cao nhất là giải pháp cần được bàn tới.

Cần kết hợp hài hòa quản lý và lợi ích cộng đồng


Đa phần các di tích trên địa bàn thành phố được giao cho Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã hoặc các xã, phường, thị trấn quản lý do vậy trách nhiệm trước hết thuộc về các đơn vị trên. Việc phân cấp quản lý là tương đối phù hợp với điều kiện thực tiễn, bởi việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích là trách nhiệm của cộng đồng trong đó vai trò chủ quản là chính quyền cơ sở.

Với các di tích đã xếp hạng, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã quản lý hoặc giao cho chủ tịch UBND các xã, phường làm đại diện ban quản lý. Di tích chưa xếp hạng do các quận, huyện, thị xã ủy nhiệm cho xã, phường thành lập ban quản lý. Trên cơ sở phân cấp quản lý, các địa phương căn cứ vào ngân sách được cấp hàng năm để cân đối nguồn kinh phí đầu tư tu bổ di tích.

Trong thời gian qua, một phần do nguồn kinh phí hạn hẹp, thì sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với công tác tu bổ di tích chưa kịp thời. Các quận, huyện, thị xã chưa chủ động tham mưu, đề xuất trong việc trùng tu, tôn tạo các di tích đã bị xuống cấp.

Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, để xảy ra “điểm nóng” di tích trong thời gian qua có phần trách nhiệm của các cơ quan quản lý văn hóa các cấp, các đơn vị quản lý trực tiếp di tích. Chẳng hạn, chính quyền địa phương kịp thời giải quyết vấn đề chống dột hoặc báo cáo thực trạng xuống cấp chùa Diên Hựu-Một Cột với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, chắc chắn sự việc được khắc phục sớm hơn, không xẩy ra chuyện "đội nón, mặc áo mưa."

Bên cạnh đó, xung đột, mâu thuẫn ở làng cổ Đường Lâm có từ lâu, đáng lý thị xã Sơn Tây phải quan tâm, tuyên truyền nhiều hơn nữa, giúp người dân nhận thức sâu sắc hơn về giá trị của di sản họ đang nắm giữ, đồng thời có phương pháp điều chỉnh các vụ việc phức tạp, không nên đề phản ứng dây chuyền của người dân như thời gian qua rồi mới tất bật giải quyết và báo cáo.

Quy hoạch giãn dân với làng cổ Đường Lâm tuy là việc lớn, mang tính lâu dài và là căn cứ pháp lý để quản lý, nhưng cách thức, phương pháp quản lý thông qua công việc hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc với dân còn quan trọng hơn. Nói cách khác, những người trực tiếp quản lý, khai thác di tích nên có thái độ ứng xử với di tích mềm dẻo, linh hoạt hơn, để làm sao kết hợp hài hòa quản lý với lợi ích của cộng đồng, người dân. Đặc biệt, tính chủ động, sáng tạo ở cơ sở là rất cần thiết, vì cấp thành phố không thể đủ nhân lực, vật lực đôn đốc, kiểm tra từng di tích.

Mở ra phương án tích cực

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, để bảo tồn và phát huy giá trị di tích, trước hết phải nâng cao ý thức cộng đồng về pháp luật bảo vệ di sản; tăng cường công tác quản lý Nhà nước về di tích trên địa bàn. Trong khi, thành phố chưa có giải pháp tổng thể về vốn trùng tu di tích, các quận, huyện, thị xã sẽ trích ngân sách địa phương chống xuống cấp, tránh để hư hỏng, sập không thể trùng tu.

Ông Nguyễn Doãn Tuân, Trưởng ban Ban quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội chia sẻ “Với số lượng di tích xuống cấp lớn, chưa có pháp giải thỏa đáng thì không thể trùng tu một cách đồng bộ, mà hỏng đâu sửa đấy, ưu tiên cho từng hạng mục tu bổ cấp thiết.”

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đang tính đến việc tham mưu cho thành phố tăng thêm trách nhiệm quản lý di tích cho các quận, huyện, thị xã, phường, xã đi đôi với công tác xử lý vi phạm.

Ngoài những di tích có phương án tu bổ trong giai đoạn 2013-2015, các di tích còn lại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội sẽ tham mưu cho thành phố bằng một đề án cụ thể, từng bước xin ý kiến thành phố thực hiện các giải pháp huy động vốn, tháo gỡ cho ngân sách thành phố về vấn đề này. Có thể tham mưu cho thành phố ban hành nghị quyết, các văn bản pháp quy quan trọng khác để thu hút vốn đầu tư vào trùng tu, tôn tạo di tích.

Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho rằng công tác bảo tồn, tôn tạo di tích không phải một sớm, một chiều mà sẽ có biện pháp từng bước. Ngoài việc tăng cường kiểm tra, xử lý, chống xuống cấp, tăng cường xã hội hóa thì kinh phí đầu tư cho trùng tu di tích của Hà Nội sẽ được tập trung hơn trong thời gian tới. Sở cũng đề xuất Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội dành riêng một nguồn quỹ bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp khẩn cấp ./.

Đinh Thị Thuận (TTXVN)
Các bài đã đăng:
Đề xuất các giải pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phục hồi(23/03/2020)
Thông tư 01/2020/TT-NHNN cơ cấu lại hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay do dịch Covid-19(17/03/2020)
Doanh nghiệp và nhà trường “bắt tay” giải bài toán nhân lực du lịch(07/05/2019)
Tổ chức Lễ trao chứng chỉ “Kỹ năng sư phạm quốc tế chuyên ngành Du lịch - Khách sạn"(15/12/2017)
Đào tạo các ngành về du lịch đã có cơ chế đặc thù(24/10/2017)
Bất cập trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch (Kỳ cuối)(26/07/2017)
Bất cập trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch (Kỳ 1)(24/07/2017)
Khóa tập huấn "Kỹ năng quản lý khách sạn"(23/08/2016)
Lễ ký kết "Đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành quản trị khách sạn và lưu trú"(24/02/2016)
YCI đào tạo thêm 28 nhân sự ngành Khách sạn(24/02/2016)
Tìm kiếm khách sạn
Trung tâm du lịch lớn
LỊCH SỰ KIỆN
Nov
29
2018
Ngày 29 tháng 11 năm 2018, tại Khách sạn Công đoàn ...
Jul
22
2018
Từ 22/7/2018 - 12/8/2018, Lễ hội Ẩm thực và Không gian ...
Mar
23
2018
Từ ngày 23 – 25/3/2018, Chương trình “Giới thiệu ẩm ...
Jul
26
2017
Sáng 21-7, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, vừa ban hành ...
Tin nổi bật
Câu lạc bộ Quản lý buồng Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ III và Lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập
Liên chi hội Khách sạn Việt Nam tổ chức tọa đàm với Hiệp hội Khách sạn Liên Bang Nga
Khai mạc triển lãm và diễn đàn công nghệ, đổi mới sáng tạo ngành khách sạn - HorecFex Việt Nam 2024
KHAI MẠC SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ ĐỘT PHÁ TẠI ĐÀ NẴNG - HORECFEX VIETNAM 2024
Liên chi hội khách sạn Việt Nam chính thức ra nhập hiệp hội khách sạn và nhà hàng ASEAN
VHA Admarket
Nằm ở trung tâm thủ đô, bên cạnh công viên Thủ Lệ, trong quần thể khu vực các khách sạn cấp cao của thủ đô Hà Nội, gần các trung tâm văn hoá, thương mại, tài chính... Khách sạn Daewoo với các phòng nghỉ tiện nghi, nhà hàng sang trọng, phòng họp, phòng hội thảo... với dịch vụ chất lượng tiêu chuẩn quốc tế 5 sao...sẽ mang tới cho qúy khách sự hài lòng nhất để công tác và thư giãn.

Chỉ cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 25 km. Cách bãi biển Cửa Đại 4 km và Cách phố cổ Hội An 100 m từ khách sạn Hội An dễ dàng tham quan những điểm du lịch hấp dẫn khác như: Thánh địa Mỹ Sơn, cố đô Huế, Thành phố Đà Nẵng với các điểm hấp dẫn như Bà Nà, Bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.

Khu nghỉ mát có tới 23 hồ bơi cùng nhiều môn thể thao biển trên Bãi Dài – Cam Ranh. Cách Nha Trang một quãng đường ngắn và chỉ mất 20 phút đi xe từ Sân bay Quốc Tế Cam Ranh, khu nghỉ mát biệt lập của chúng tôi được bao quanh bởi các dãy núi với hệ thực vật phong phú và đồi cát rộng lớn.

Khách sạn IMPERIAL cung cấp đa dạng các tiện nghi và dịch vụ bao gồm The Dining Room (phòng ăn) có không gian ấm cúng và thoải mái như tại nhà, chuyên phục vụ các món ăn tươi ngon, sử dụng các nguyên vật liệu tươi ngon từ khắp nơi trên thế giới.