14/08/2012 - 12:00

Văn hóa “chìa khóa” phát triển du lịch bền vững

Trên thế giới, hàng năm có tới 800 triệu người đi du lịch, trong đó hơn 60% là đi với mục đích tìm hiểu và khám phá những nét văn hóa mới. Tại Việt Nam, mục tiêu đưa văn hóa trở thành “chìa khóa” phát triển du lịch đã rõ, tuy nhiên con đường để đạt được còn lắm chông gai.



Du lịch kể từ khi hình thành đã được coi là “sự mở rộng không gian văn hóa của con người”. Bởi vậy lâu nay cụm từ “ du lịch văn hóa” ngay từ khi xuất hiện đã được coi như một loại hình du lịch, mà điểm đến là những nơi chứa đựng giá trị văn hóa lâu đời như: những công trình kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng….

Xu hướng của các nước đang phát triển

Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục... gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ.

Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là dấu ấn bản sắc văn hóa tại quốc gia đó. Bởi lẽ, mỗi khu vực trên thế giới có đặc điểm văn hóa khác nhau. Ví dụ, gốc văn hóa phương Đông là nông nghiệp ưa tĩnh, ứng xử với tự nhiên hài hòa, đề cao lối sống cộng đồng, trọng tình nghĩa, ngược lại, gốc văn hóa phương Tây là du mục ưa động, thích chinh phục tự nhiên, đề cao vai trò cá nhân, trọng lý trí. Mỗi quốc gia, dân tộc hình thành trên khu vực đó vừa mang đặc điểm văn hóa bao trùm của khu vực nhưng lại có những bản sắc riêng theo quá trình hình thành, sinh sôi, nảy nở.

Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội. Những quốc gia phát triển mạnh du lịch văn hóa là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ....

Việt Nam bắt nhịp cùng thế giới

Việt Nam là một quốc gia mang dấu ấn rõ nét của nền văn hóa phương Đông nông nghiệp. Nhưng với bản chất của một đất nước nằm giữa ngã ba đường của nhiều luồng tư tưởng văn hóa nên bản sắc của nền văn hóa Việt là sự tiếp biến, giao lưu, dung hòa những yếu tố ngoại lai với yếu tố bản địa. Theo dòng chảy lịch sử, các yếu tố văn hóa kết tinh ở những giá trị vật thể như những công trình kiến trúc nghệ thuật cung vua, phủ chúa, lăng tẩm, chùa chiền, đền đài, miếu mạo, những di tích khảo cổ học,… và những giá trị phi vật thể như ngôn ngữ, nghệ thuật thanh sắc, lễ hội, ẩm thực, trang phục truyền thống, phong cách ứng xử, giao tiếp,… ngay lập tức đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách phương Tây.

Ở Việt Nam, sự tác động của du lịch đến văn hóa cũng mang cả những yếu tố tích cực và tiêu cực. Du lịch không những giúp mở rộng giá trị sản phẩm văn hóa mà còn giúp bảo tồn, duy trì lâu bền những giá trị văn hóa đang ngày càng bị mai một hoặc bị phá hủy bởi thời gian hay bởi sự lãng quên của người dân bản địa. Nếu không có du lịch, sản phẩm văn hóa chỉ đơn thuần có giá trị lịch sử, nghệ thuật hay khoa học không thể một năm đóng góp một giá trị kinh tế nhất định cho nền kinh tế quốc dân.

Mục tiêu đưa văn hóa trở thành “chìa khóa” phát triển du lịch đã rõ, tuy nhiên con đường để đạt được còn lắm chông gai.

Tuy nhiên, du lịch khi thâm nhập vào cộng đồng lại dễ làm thương mại hóa những giá trị văn hóa bản địa thuần túy. Và trong khi bản sắc chưa được sử dụng sao cho thật hiệu quả để quảng bá, giao lưu văn hóa trong du lịch thì các hình thức pha tạp văn hóa lại lên ngôi.

Ví dụ, đến bất kỳ khu du lịch nào vùng dân tộc thiểu số, cũng sẽ gặp, nếu không phải ngôi nhà sàn không rõ thuộc về tộc người nào thì cũng là ngôi nhà gỗ mái cong, lợp ngói âm dương, trạm trổ rồng phượng, không ra đình cũng không ra chùa. Thêm nữa, bản sắc văn hóa địa phương thường được giới thiệu qua cơm lam, rượu cần, thổ cẩm, vòng ốc, dây đeo cổ… vốn được sản xuất ở nước ngoài. Thậm chí đến những chai rượu Sán Lùng - vốn là đặc sản của vùng Lào Cai, cũng được mang ra giới thiệu với thực khách ở các điểm du lịch cách Lào Cai tới vài trăm cây số, thực - hư lẫn lộn.

Có lẽ vì thế, sẽ không quá lời nếu đánh giá đã có nhiều lễ hội văn hóa, nhiều khu du lịch được tổ chức, vận hành theo các tiêu chí văn hóa "ảo", thậm chí mục đích kinh doanh lấn át mục đích văn hóa, du khách tiếp xúc với các màn diễn về văn hóa đã ít nhiều chuyên nghiệp hóa hơn là tiếp xúc trực tiếp với văn hóa trong ý nghĩa thực tiễn sống động của nó.

Thực tế ngành du lịch nước ta, năm 2011, Việt Nam đang phấn đấu để đạt được con số trên 5 triệu khách quốc tế một cách khá chật vật, trong khi nhiều nước xung quanh đã đạt gấp 3 lần, Ma-lai-xi-a đã đón 20 triệu lượt khách. Theo các chuyên gia du lịch: Những gì du lịch Việt Nam chưa làm được, còn yếu kém, phần lớn là ở chỗ chưa thể hiện hiệu quả mối quan hệ gắn bó văn hóa và kinh tế trong du lịch.

Cho nên, sản phẩm quan trọng của du lịch là du lịch văn hóa. Một khi yếu tố văn hóa trong du lịch được coi trọng hàng đầu thì kinh tế cũng theo đó mà phát triển theo cách "xuất khẩu tại chỗ". Tuyên bố Ô-sa-ka của Hội nghị Bộ trưởng Du lịch thế giới vẫn còn nguyên giá trị khi nhìn nhận: "Du lịch là con đẻ của hòa bình, là phương tiện củng cố hòa bình, là phương tiện cân bằng cán cân thanh toán quốc tế". Rõ ràng, không phải ngẫu nhiên mà du lịch hiện đang trở thành ngành kinh tế quan trọng bậc nhất thế giới, sánh ngang với các ngành sản xuất ô-tô, xe máy, kinh doanh vải vóc và thiết bị điện tử. Và càng không ngẫu nhiên mà Đảng ta, từ lâu cũng đã chỉ rõ: "Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao".
Cinet
Các bài đã đăng:
Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024(12/04/2024)
Thủ tướng yêu cầu áp dụng ngay giá điện cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất trong năm 2024(31/03/2024)
Việt Nam thắng lớn tại Giải thưởng Du lịch thế giới World Travel Awards 2023(07/09/2023)
Bộ VHTTDL sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra bảo đảm chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú du lịch năm 2023(22/05/2023)
Khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2023(13/04/2023)
Đón chờ các hoạt động đặc sắc, hấp dẫn trong Năm Du lịch quốc gia Bình Thuận 2023(17/03/2023)
Chủ tịch Liên chi hội Khách sạn Việt Nam tham dự Hội nghị thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế(21/12/2022)
Top địa phương thu nhiều tiền nhất từ du lịch 8 tháng đầu năm(13/10/2022)
Khai mạc sự kiện Liên kết - Sức mạnh du lịch Việt Nam(09/08/2022)
Hội nghị Ngành Du lịch thế giới 2022: Nhiều sáng kiến phát triển du lịch sau đại dịch(27/06/2022)
Tìm kiếm khách sạn
Trung tâm du lịch lớn
LỊCH SỰ KIỆN
Nov
29
2018
Ngày 29 tháng 11 năm 2018, tại Khách sạn Công đoàn ...
Jul
22
2018
Từ 22/7/2018 - 12/8/2018, Lễ hội Ẩm thực và Không gian ...
Mar
23
2018
Từ ngày 23 – 25/3/2018, Chương trình “Giới thiệu ẩm ...
Jul
26
2017
Sáng 21-7, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, vừa ban hành ...
Tin nổi bật
Liên chi hội khách sạn Việt Nam chính thức ra nhập hiệp hội khách sạn và nhà hàng ASEAN
Hà Nội Daewoo ra mắt bộ sưu tập Nguyệt Thoại – Story of the Moon
Khu nghỉ dưỡng với kiến trúc Bắc Bộ xưa tại Ninh Bình
Khu nghỉ dưỡng Bellerive Hội An Resort and Spa đạt chuẩn 5 sao
Cantho Eco Resort được công nhận là “Resort có cảnh quan đẹp, hấp dẫn tiêu biểu”
VHA Admarket
Nằm ở trung tâm thủ đô, bên cạnh công viên Thủ Lệ, trong quần thể khu vực các khách sạn cấp cao của thủ đô Hà Nội, gần các trung tâm văn hoá, thương mại, tài chính... Khách sạn Daewoo với các phòng nghỉ tiện nghi, nhà hàng sang trọng, phòng họp, phòng hội thảo... với dịch vụ chất lượng tiêu chuẩn quốc tế 5 sao...sẽ mang tới cho qúy khách sự hài lòng nhất để công tác và thư giãn.

Chỉ cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 25 km. Cách bãi biển Cửa Đại 4 km và Cách phố cổ Hội An 100 m từ khách sạn Hội An dễ dàng tham quan những điểm du lịch hấp dẫn khác như: Thánh địa Mỹ Sơn, cố đô Huế, Thành phố Đà Nẵng với các điểm hấp dẫn như Bà Nà, Bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.

Khu nghỉ mát có tới 23 hồ bơi cùng nhiều môn thể thao biển trên Bãi Dài – Cam Ranh. Cách Nha Trang một quãng đường ngắn và chỉ mất 20 phút đi xe từ Sân bay Quốc Tế Cam Ranh, khu nghỉ mát biệt lập của chúng tôi được bao quanh bởi các dãy núi với hệ thực vật phong phú và đồi cát rộng lớn.

Khách sạn IMPERIAL cung cấp đa dạng các tiện nghi và dịch vụ bao gồm The Dining Room (phòng ăn) có không gian ấm cúng và thoải mái như tại nhà, chuyên phục vụ các món ăn tươi ngon, sử dụng các nguyên vật liệu tươi ngon từ khắp nơi trên thế giới.